Đèn cảm ứng đang trở thành một lựa chọn phổ biến cho các không gian sống và làm việc hiện nay. Tuy nhiên, hãy cân nhắc về những ưu nhược điểm của đèn cảm ứng trước khi mua chúng. Điều này sẽ giúp bạn biết được sản phẩm có phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn hay không. Cùng Izu Vietnam tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Đèn cảm ứng là gì?
Đèn cảm ứng là các thiết bị chiếu sáng hoạt động tự động, tức là các đèn này có thể tự động bật và tắt khi cần thiết, đồng thời chúng cũng có thể tự điều chỉnh độ sáng của đèn tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh. Thay vì sử dụng công tắc thông thường để điều khiển, đèn cảm ứng được kích hoạt thông qua cảm biến được tích hợp bên trong. Điều này giúp chúng tiết kiệm năng lượng và đem lại sự tiện lợi cho người dùng, bạn sẽ không cần tốn thời gian vận hành đèn.
2. Cấu tạo của đèn cảm ứng
Đèn cảm ứng thường có cấu tạo đơn giản, bao gồm các bộ phận chính như: chip LED, bộ nguồn, vỏ bọc( có thể được làm từ nhựa, kim loại hoặc thuỷ tinh).
Điểm khác biệt của đèn cảm ứng là được trang bị thêm tính năng cảm biến thông minh, giúp đèn hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm: Đèn năng lượng mặt trời - Sản phẩm của mọi nhà - Ưu đãi 30% - Miễn phí vận chuyển
3. Nguyên lý hoạt động của đèn cảm ứng
Nguyên lý hoạt động của đèn cảm ứng dựa trên việc sử dụng các cảm biến như cảm biến siêu âm, cảm biến điện từ hay cảm biến hồng ngoại để phát hiện sự hiện diện hoặc sự chuyển động của vật thể. Khi có sự thay đổi trong môi trường, cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển của đèn, kích hoạt đèn khi nhận thấy vật thể và tắt đèn khi vật thể đã đi qua mà không cần phải chạm vào công tắc. Điều này tạo ra sự tiện lợi cho người dùng khi sử dụng đèn và giúp tiết kiệm điện năng.
4. Ưu nhược điểm của đèn cảm ứng
4.1. Ưu điểm
- Tiết kiệm năng lượng và chi phí điện năng: Đèn cảm ứng có thể tự động bật/tắt nhờ vào các cảm biến nên giúp tiết kiệm năng lượng khi không sử dụng, khi đó tiền điện mỗi tháng của bạn cũng sẽ được giảm đi.
- Tiện lợi cho người dùng: Khi không cần phải nhấn công tắc mới có thể vận hành đèn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, bạn sẽ tránh khỏi các tình huống ra ngoài mà quên tắt đèn, điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn giúp tránh khỏi các tình huống chập cháy điện.
- Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Với nhiều thiết thiết kế độc đáo và tinh tế, khi lắp đặt đèn cảm ứng thông minh, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên hiện đại và tạo sự thu hút.
4.2. Nhược điểm
- Chi phí cao: Đèn cảm ứng thường có giá cao hơn so với các loại đèn truyền thống bởi chúng sở hữu các tính năng thông minh và hiện đại. Tuy giá thành cao hơn nhưng xét về lâu dài, các loại đèn này vẫn rất đáng để sử dụng bởi những tiện ích mà chúng mang lại.
- Không thể nhận dạng đâu là người: Đèn cảm ứng không thể phân biệt được các vật thể chuyển động đâu là người, chúng phản xạ với cả các loài động vật nên khi có chó, mèo, chuột,... đi qua, chúng đều bật sáng. Điều này sẽ gây ra bất tiện trong quá trình sử dụng.
- Nhạy với tất cả các vật thể vô tri: Đèn có thể bật sáng khi vô tình có một chiếc lá hay một cành cây rơi vào khu vực cảm ứng. Khi bạn lắp đèn ở bên ngoài như khu vườn hay trước cổng kết hợp với chống trộm, hệ thống báo trộm sẽ kêu lên khi các vật thể vô tri rơi vào vùng cảm ứng và gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến mọi người.
- Phạm vi sử dụng hạn chế: Đèn cảm ứng chỉ nên được lắp đặt ở các vị trí ngoài trời hay lối ra vào,... không nên lắp trong nhà vì luôn có sự hiện diện của con người và động vật thì chúng sẽ khó có thể phát huy khả năng tiết kiệm điện.
Tìm hiểu thêm: Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì?
5. Hướng dẫn sử dụng đèn cảm ứng đúng cách
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn sử dụng đèn đúng cách và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm:
- Đặt đèn ở đúng vị trí, tránh bị che khuất bởi bức tường, nội thất hoặc nơi có nhiều người qua lại sẽ làm ảnh hưởng đến chế độ cảm biến của đèn, khiến đèn hoạt động không hiệu quả.
- Nếu bạn lắp đèn với mục đích chiếu sáng ngoài trời, hãy đảm bảo nó được bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường như mưa, tuyết, bão,..
- Kiểm tra và bảo dưỡng cho đèn định kỳ để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt, giúp đảm bảo cảm biến của chúng luôn nhạy bén và hoạt động hiệu quả.
- Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để duy trì tuổi thọ cho đèn.
Trên đây là bài viết của Izu Vietnam về ưu nhược điểm của đèn cảm ứng. Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn nắm rõ các tính năng cũng như mặt hạn chế của các dòng sản phẩm này. Nếu khách hàng có nhu cầu sở hữu đèn năng lượng mặt trời được trang bị cảm biến hiện đại, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 0857.999.333 để được đội ngũ nhân viên tư vấn cụ thể!