Những lỗi thường gặp ở đèn năng lượng mặt trời

Những lỗi thường gặp ở đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời đang trở thành một giải pháp chiếu sáng tiện ích cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đèn có thể gặp một số trục trặc, hãy cùng Izu Vietnam chỉ ra những lỗi thường gặp ở đèn năng lượng mặt trời và cách khắc phục những lỗi này.   

1. Đôi nét về đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời là thiết bị chiếu sáng hoạt động dựa trên nguồn năng lượng ánh sáng hấp thụ được nhờ tấm pin mặt trời. Các tấm pin này thu thập ánh sáng mặt trời vào ban ngày và chuyển hoá chúng thành điện năng để chiếu sáng vào ban đêm. Đây được xem là một giải pháp chiếu sáng bền vững và thân thiện với môi trường, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ chiếu sáng cá nhân cho tới các doanh nghiệp,...

Xem thêm: Đèn năng lượng mặt trời - Sản phẩm của mọi nhà - Miễn phí vận chuyển - Giảm giá 400k

den-nang-luong-mat-troi

2. Những lỗi thường gặp ở đèn năng lượng mặt trời

Dưới đây là những lỗi mà đèn năng lượng mặt trời có thể gặp phải và cách để khắc phục các lỗi này:

2.1. Đèn sáng yếu, không sáng

Nguyên nhân: Bề mặt tấm pin mặt trời bị bám bụi, dính các tạp chất hoặc pin không nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời để sạc.

Cách khắc phục: Lau chùi bề mặt tấm pin thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và đặt tấm pin ở những vị trí nhận được ánh sáng mặt trời trực tiếp.

den-sang-yeu-khong-sang

2.2. Đèn không tự tắt hoặc không tắt được

Nguyên nhân: Có thể do lỗi cảm biến hoặc lỗi trong mạch điều khiển.Để kiểm tra cảm biến, bạn có thể dùng tay che phần tế bào quang điện, nếu đèn bật sáng thì tức là cảm biến của đèn vẫn bình thường, nếu không thì có thể có vấn đề ở pin hoặc cảm biến.

Cách khắc phục: Kiểm tra và vệ sinh cảm biến, đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Nếu không thể khắc phục hãy thay thế các bộ phận hỏng. 

den-khong-tu-tat-hoac-khong-tat-duoc

2.3. Đèn bị đọng nước, hấp hơi bên trong

Nguyên nhân: Đa số các đèn năng lượng đều được trang bị khả năng chống nước, tuy nhiên khi gặp sự cố hoặc trời mưa quá lớn, đèn có thể bị đọng nước hoặc hấp hơi nước bên trong. 

Cách khắc phục: Mở đèn năng lượng và thực hiện vệ sinh, lau chùi hết bụi bẩn rồi để đèn khô và lắp đèn lại. 

Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả

den-bi-dong-nuoc-hap-hoi-ben-trong

2.4. Đèn sáng thiếu thời gian

Nguyên nhân: Tấm pin không nạp đủ năng lượng hoặc do tuổi thọ của pin đã quá lâu dẫn đến không đảm bảo được hiệu suất cũng như thời gian chiếu sáng.

Cách khắc phục: Kiểm tra hiệu suất của pin và thực hiện vệ sinh tấm pin. Nếu cần thiết, hãy thay thế pin mới để duy trì hoạt động của hệ thống. Đảm bảo đặt đèn ở vị trí nạp đủ ánh sáng.

den-sang-thieu-thoi-gian

2.5. Tấm pin hoạt động kém

Nguyên nhân: Tấm pin gặp phải sự cố thiên tai quá lớn dẫn đến bị hư hại hoặc có thể là trường hợp lỗi từ nhà sản xuất. Ngoài ra có thể do bị bám bụi bẩn lâu ngày dẫn đến tấm pin không đảm bảo được quá trình nạp năng lượng.

Cách khắc phục: Khi nhận thấy pin có dấu hiệu hoạt động yếu, hãy kiểm tra và vệ sinh pin khỏi lá cây, bụi bẩn, tạp chất tích tụ. Nếu cần thiết hãy thay thế một tấm pin mới.

tam-pin-hoat-dong-kem

2.6. Đèn không nhận remote, không nhận tín hiệu

Nguyên nhân: Remote của đèn có thể sử dụng lâu ngày dẫn đến hết pin hoặc sử dụng remote điều khiển ở vị trí quá xa.

Cách khắc phục: Hãy chú ý đến khoảng cách và hướng khi sử dụng remote. Đảm bảo sử dụng remote ở vị trí mà đèn có thể nhận được đúng tín hiệu. Ngoài ra, hãy thử thay thế pin trong remote để sử dụng nó một cách trơn tru.

den-khong-nhan-remote

3. Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời đúng cách, tăng tuổi thọ

Để sử dụng đèn đúng cách giúp tăng tuổi thọ sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người dùng, hãy tham khảo các lưu ý sau: 

  • Chú ý đến vị trí lắp đặt: Vị trí lắp đặt của đèn hoặc tấm pin năng lượng phải được đặt ở nơi nhận đủ ánh sáng mặt trời, tránh bị các vật cản che khuất sẽ không đảm bảo được hoạt động của đèn.
  • Thiết lập chế độ hoạt động tự động: Đa số các đèn năng lượng đều được trang bị khả năng cảm biến, hãy cài đặt chế độ này để đèn tự động bật khi trời tối và tắt khi trời sáng, tránh khỏi tình trạng lãng phí năng lượng và tăng thêm sự tiện lợi cho người dùng.
  • Bảo dưỡng định kỳ: Hãy thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho đèn bao gồm việc vệ sinh bề mặt và kiểm tra các bộ phận của đèn đều hoạt động bình thường. Kiểm tra tình trạng tấm pin mặt trời, các bóng đèn và các bộ phận khác để phát hiện và khắc phục các vấn đề trục trặc sớm nhất.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Nắm rõ các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng sản phẩm để đảm bảo an toàn và giúp đèn hoạt động tốt nhất, đồng thời kéo dài tuổi thọ của chúng.
  • Bảo vệ khỏi thời tiết: Nếu bạn có nhu cầu sử dụng đèn ngoài trời, hãy chọn loại đèn có khả năng chống nước cao. Đồng thời tránh đặt đèn ở những vị trí dễ ngập nước hoặc dễ bị hư hỏng do thời tiết, mưa, gió mạnh.

su-dung-den-nang-luong-mat-troi-dung-cach-tang-tuoi-tho 

Bài viết trên là những chia sẻ từ Izu Vietnam về những lỗi thường gặp ở đèn năng lượng mặt trời. Hy vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp người dùng biết được cách khắc phục khi đèn gặp phải các lỗi. Hãy đến với Izu Vietnam để chọn cho mình một chiếc đèn năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm điện năng và chiếu sáng bền vững. Mọi thắc mắc khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0857.999.333 để được đội ngũ nhân viên tư vấn cụ thể!

Đang xem: Những lỗi thường gặp ở đèn năng lượng mặt trời